TRIỆU CHỨNG THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT - BẠN ĐÃ BIẾT?

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng rất phổ biến ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên toàn thế giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nhiều người bị thiếu máu do thiếu sắt hơn bất kỳ tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng nào khác. Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác như hệ miễn dịch, hệ thần kinh, giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất, suy giảm nhận thức trước khi thiếu máu phát triển.

 

📝  Trong cơ thể, sắt chiếm vai trò rất quan trọng:

🔹 Sắt chiếm hàm lượng nhỏ trong cơ thể nhưng được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể.

🔹 Sắt tham gia vào cấu tạo Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào.

🔹 Sắt đóng vai trò trong sự tăng trưởng và phát triển bình thường ở trẻ, giúp giảm đau bụng kinh khi tới ngày “đèn đỏ” ở phụ nữ và giúp tăng khả năng tập trung.

 

❓ Vậy khi thiếu sắt, cơ thể sẽ phản ứng như thế nào?

🔹 Mệt mỏi bất thường: dấu hiệu mệt mỏi sẽ kèm theo yếu ớt, cảm thấy mất năng lượng, khó tập trung và giảm năng suất làm việc.

🔹 Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt: do khi thiếu sắt sẽ dẫn đến cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, làm da nhợt nhạt hơn.

🔹 Đau ngực, khó thở: triệu chứng này xuất hiện và nặng hơn khi gắng sức hoặc hoạt động thể lực, điều này xảy ra do thiếu sắt sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan làm hoạt động cơ quan bị hạn chế.

🔹 Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu: do lượng oxy lên não không đủ làm mạch máu sưng gây áp lực lên đầu khiến đau đầu hoặc đau nửa đầu.

🔹 Tim đập nhanh triệu chứng này sẽ nặng dần nếu không điều trị kịp thời và để lâu có thể dẫn đến suy tim.

Ngoài các triệu chứng thường gặp trên, cơ thể còn có thể xuất hiện các triệu chứng: sưng đau lưỡi và miệng, móng tay và chân dễ gãy, da tóc hư tổn, hội chứng chân bồn chồn,...

 

📝  Phúc Khang mách bạn một số các để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt như:

🔹 Đa dạng hóa bữa ăn là lựa chọn tối ưu nhưng mất nhiều thời gian thực hiện. Vì vậy bạn cần tuyên truyền cho những người xung quanh biết cách chọn các thực phẩm giàu sắt và hạn chế sử dụng thực phẩm gây ức chế hấp thu sắt. Đồng thời sử dụng vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt trong khẩu phần.

VD: nên chế biến các hạt nảy mầm, lên men như làm giá đỗ, dưa chua để tăng lượng vitamin C. Các đồ uống như chè, cà phê nên uống cách xa bữa ăn.

🔹 Tăng cường thực phẩm chứa sắt.

🔹 Phòng chống nhiễm khuẩn vì các bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thiếu máu thiếu sắt. Nên tẩy giun định kỳ hàng năm và thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,...

🔹 Bổ sung viên sắt cho các đối tượng nguy cơ thiếu máu cao như phụ nữ có thai, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ,...

 

 

 

💊 ———————————————————— 

☎️ 𝗛𝗢𝗧𝗟𝗜𝗡𝗘/ZALO : 0392.156.430

🌐 𝗙𝗔𝗡𝗣𝗔𝗚𝗘 : NHÀ THUỐC PHÚC KHANG 📬 

WEBSITE : https://phuckhangnhathuoc.com/pages/he-thong-cua-hang 

"DƯỢC SĨ TƯ VẤN - ĐỦ THUỐC THEO TOA Không ngừng hoàn THIỆN để THÀNH công